Độc đáo lễ rước mặt nạ tuồng trên đất Cố đô Huế
Chương trình là một trong những “điểm nhấn” trong Tuần lễ cao điểm Festival Huế 2022 (ngày 28/6), với lễ rước mặt nạ tuồng và trình diễn Tuồng Cung đình từ Thanh Bình từ đường đến Nghinh Lương Đình...
Đây là sự kiện nhằm tri ân tổ nghề Tuồng, tôn vinh di sản Tuồng Cung đình Huế, phô diễn vẻ đẹp của trang phục, nghệ thuật vẽ mặt nạ tuồng.
Đoàn rước mặt nạ tuồng từ Thanh Bình từ đường đang tiến vào Nghinh Lương Đình
Lễ tri ân ngưỡng vọng tổ sân khấu diễn ra tại di tích Thanh Bình từ đường (281 Chi Lăng, phường Đông Ba, TP Huế).
Thanh Bình từ đường được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 5 (1825), làm nơi thờ cúng các thánh thần được suy tôn là Thánh Sư, Tiên Sư, Tổ Sư và những người có công trạng đối với nghệ thuật sân khấu Tuồng Huế và khu vực miền Trung.
Sau lễ tri ân, các nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên tập hợp thành một đội hình và thực hiện nghi lễ rước mặt nạ tuồng. Từ Thanh Bình từ đường, đoàn rước mặt nạ tuồng di chuyển qua các cung đường Chi Lăng - cầu Gia Hội - đường Trần Hưng Đạo - đường Lê Duẩn đến Nghinh Lương Đình nằm phía trước Phu Văn Lâu ở bờ Bắc sông Hương, TP Huế.
Đặc biệt, cùng với các loại trang phục truyền thống, cùng các loại cờ xí, lồng đèn, lọng, gánh chiêng, trống cùng với đội hình Nhã nhạc, Bát Dật văn võ diễu hành và trình diễn đường phố...
Tiết mục trống hội Tuồng đồ tại Nghinh Lương đình, sau đó là các trích đoạn tuồng, múa Bông
Các diễn viên vào vai nhân vật tuồng, mặc trang phục nhân vật, kẻ mặt nạ… tạo nên diện mạo bắt mắt và đầy thu hút, mang “âm vọng” về một loại hình nghệ thuật phổ biến ngày xưa.
Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, “Tuồng Huế - Ngàn xưa âm vọng” trong khuôn khổ Tuần lễ cao điểm Festival Huế 2022, là lần đầu tiên đường phố Huế xuất hiện đội hình nhân vật tuồng, hóa thân đám rước quảng diễn đường phố và phô diễn vẻ đẹp của y phục tuồng với màu sắc rực rỡ.
Tại Nghinh Lương đình, các nghệ nhân, nghệ sĩ trình diễn các trích đoạn tuồng: Ác thiện ẩn hình, Mộc Quế Anh dâng cây, Mạnh Lương bắt ngựa.
Sau đó, đoàn rước mặt nạ tuồng tiếp tục di chuyển theo nghi thức qua các cung đường từ Nghinh Lương đình vào cửa Quảng Đức - đường 23 tháng 8 - đường Đoàn Thị Điểm – cửa Hiển Nhơn để vào Duyệt Thị Đường - Đại nội Huế tiến hoa dâng tiền nhân trước sân, thể hiện lòng ngưỡng vọng, thành kính đối với người xưa.
Duyệt Thị Đường được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 7 (1826) nằm bên trong Tử Cấm Thành trong Đại nội Huế. Đây là nơi dành riêng cho vua, hoàng thân quốc thích, các quan đại thần và quốc khách của triều đình đến xem biểu diễn nghệ thuật (chủ yếu là xem các vở Tuồng cung đình).
>>>> Một số hình ảnh tại chương trình quảng diễn “Tuồng Huế - Ngàn xưa âm vọng”:
<> |
Lễ tri ân ngưỡng vọng tổ sân khấu diễn ra tại di tích Thanh Bình từ đường
Sau lễ tri ân, các nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên tập hợp thành một đội hình và thực hiện nghi lễ rước mặt nạ tuồng
Đoàn rước mặt nạ tuồng di chuyển qua các cung đường Chi Lăng – cầu Gia Hội - đường Trần Hưng Đạo - đường Lê Duẩn đến Nghinh Lương Đình
Các diễn viên vào vai nhân vật tuồng, mặc trang phục nhân vật, kẻ mặt nạ… gợi nhớ về một loại hình nghệ thuật phổ biến ngày xưa trên đất Cố đô
Các nhân vật với các loại trang phục truyền thống, cùng các loại cờ xí, lồng đèn, lọng, gánh chiêng, trống cùng với đội hình Nhã nhạc, Bát Dật văn võ diễu hành và trình diễn đường phố
Đây là lần đầu tiên đường phố Huế xuất hiện đội hình nhân vật tuồng, hóa thân đám rước quảng diễn đường phố và phô diễn vẻ đẹp của y phục tuồng với màu sắc rực rỡ
Đoàn rước mặt nạ tuồng từ đường Lê Duẩn vào Nghinh Lương đình
Tại Nghinh Lương đình, sau tiết mục trống hội Tuồng đồ...
... Các nghệ sĩ trình diễn một số trích đoạn tuồng: Ác thiện ẩn hình, Mộc Quế Anh dâng cây, Mạnh Lương bắt ngựa
Một cảnh trong trích đoạn tuồng tại chương trình quảng diễn “Tuồng Huế - Ngàn xưa âm vọng”
Từ Nghinh Lương đình, đoàn rước mặt nạ tuồng tiếp tục di chuyển theo nghi thức qua các cung đường từ Nghinh Lương đình vào cửa Quảng Đức - đường 23 tháng 8 - đường Đoàn Thị Điểm - cửa Hiển Nhơn
Đoàn rước mặt nạ tuồng bắt đầu tiến vào cửa Hiển Nhơn
Chương trình quảng diễn “Tuồng Huế - Ngàn xưa âm vọng” với lễ rước mặt nạ tuồng... là sự kiện nhằm tri ân tổ nghề Tuồng, tôn vinh di sản Tuồng Cung đình Huế, phô diễn vẻ đẹp của trang phục, nghệ thuật vẽ mặt nạ tuồng
Từ cửa Hiển Nhơn, đoàn rước mặt nạ tuồng tiếp tục di chuyển để vào Duyệt Thị Đường
Đoàn rước mặt nạ tuồng đang tiến vào phía Duyệt Thị Đường
Tại Duyệt Thị Đường, đoàn rước mặt nạ tuồng tiến hoa dâng tiền nhân trước sân, thể hiện lòng ngưỡng vọng, thành kính đối với người xưa.
Nhận xét
Đăng nhận xét