Cách muối hành trắng nõn, giòn ngon vừa dễ lại nhanh, ai cũng làm được
Để chống ngấy cho những bữa ăn ngày Tết có nhiều thịt, đạm và đồ nếp, lọ hành muối là món ăn kèm không thể thiếu với mỗi gia đình.
Hãy cùng tham khảo cách muối hành dưới đây để bữa ăn ngày Tết thêm đủ vị, ngon miệng.
Hành mua về bạn hãy ngâm vào nước vo gạo để qua đêm.
Nguyên liệu:
1kg hành củ (chọn củ hành hơi non và bé thì sẽ nhanh được ăn hơn)
1 bát nước mắm
2/3 bát đường
1 bát giấm
1,5 bát nước
Nước vo gạo
Cách làm:
Bước 1: Hành mua về bạn hãy ngâm vào nước vo gạo để qua đêm.
Bước 2: Hòa 20g muối với 1,5 lít nước. Cắt rễ hành, bóc vỏ, rửa qua nước muối rồi trút ra rổ để ráo nước.
Lưu ý: Khi cắt rễ bạn nên khéo tay không cắt sâu vào trong thân hành tránh làm cho hành muối bị hỏng.
Bước 3: Bạn pha hỗn hợp nước mắm để muối hành như sau: 1 bát nước mắm, 2/3 bát đường, 1 bát giấm và 1,5 bát nước vào rồi trộn đều với nhau.
Lưu ý: Bạn nên chọn mua loại giấm gạo ngon, tránh sử dụng các loại giấm nhân tạo, giấm công nghiệp sẽ làm món dưa hành bị chua gắt, không ngon.
Hỗn hợp mắm pha xong bạn đem đun sôi ở lửa vừa rồi để cho thật nguội.
Bước 4: Hũ đựng hành muối bạn đem rửa sạch rồi lau kỹ cho thật khô ráo. Tránh để hũ còn đọng nước lã, bởi chúng sẽ khiến hành dễ bị lên màng, ủng và không được ngon. Tiếp đó, xếp hành vào hũ, xen kẽ từng lát ớt cho đẹp.
Dưa hành muối rất thích hợp ăn kèm với bánh chưng, giò chả, thịt mỡ… Vị chua ngọt dịu của hành sẽ làm giảm bớt bị béo mà các món ăn này mang lại. Tạo nên sự hài hòa cho vị giác của người thưởng thức.
Bước 5: Sau đó bạn đổ hỗn hợp nước mắm đường đã để nguội vào đầy hũ sao cho hành được ngập trong nước.
Bước 6: Dùng nắp đậy kín hũ muối hành lại và bảo quản ở nơi thoáng mát. Với loại hành hơi non này, chỉ 4-5 ngày là ăn được. Còn hành già hơn thì trời ấm, dưa hành để 1 tuần đến 10 ngày là dùng được. Nếu trời lạnh, có thể lâu hơn.
Học cách muối dưa hành miền Bắc đúng chuẩn đượm vị
Cách muối dưa hành miền bắc vốn chẳng cầu kỳ, phức tạp như nhiều người vẫn nghĩ. Một món ăn dân giã được tạo hình từ chính những nguyên liệu quen thuộc, gần gũi. Cũng vì vậy mà đã từ lâu đời, đây được xem là món ăn truyền thống của người dân đất Bắc. Và cũng là một món ăn không thể thiếu mỗi dịp Tết đến, xuân về.
Dưa hành muối rất thích hợp ăn kèm với bánh chưng, giò chả, thịt mỡ… Vị chua ngọt dịu của hành sẽ làm giảm bớt bị béo mà các món ăn này mang lại. Tạo nên sự hài hòa cho vị giác của người thưởng thức.
Để học được cách muối dưa hành miền Bắc giòn, thơm, chuẩn vị thì cần phải chuẩn bị các nguyên liệu sau:
400gr hành củ
200ml giấm ăn
1l nước sôi để nguội
50gr đường
Nước vo gạo hay tro bếp nếu có
Hũ nhựa hoặc hũ sứ để đựng dưa hành
Cách muối dưa hành miền Bắc đòi hỏi người thực hiện phải tỉ mỉ, cẩn trọng trong từng bước.
Cách muối dưa hành miền Bắc đòi hỏi người thực hiện phải tỉ mỉ, cẩn trọng trong từng bước. Nếu không hành sẽ rất dễ bị hỏng, thành phẩm khi hoàn thành cũng sẽ không được chuẩn chỉ như ý.
Các bước thực hiện cụ thể như sau:
Bước 1: Ngâm hành, sơ chế hành
Hành là nguyên liệu chính trong cách muối dưa hành miền bắc. Vì vậy, bạn cần phải chú ý ngay từ khâu chọn hành.
Khi chọn hành, bạn nên chọn những củ nhỏ, vừa ăn. Không nên chọn những của quá to vì như vậy hành sẽ lâu chín và khó ăn kèm với các món khác.
Người miền Bắc thường chọn hành tươi để muối, thời điểm muối dưa hành ngon nhất là vào mùa đông, xuân.
Hành sau khi mua về để nguyên vỏ, ngâm với nước vo gạo hoặc tro bếp để qua đêm. Ngâm hành như vậy sẽ giúp cho hành sạch, khi muối sẽ giòn hơn, một bí quyết trong cách muối dưa hành miền bắc đúng chuẩn.
Sau khi ngâm, bạn hòa muối với khoảng 2l nước sạch. Hành được cắt rễ, bóc vỏ, rửa qua với nước muối vừa pha, rồi để ráo nước.
Bước 2: Pha chế nước mắm muối hành
Nếu hành là nguyên liệu chính của món ăn thì nước mắm muối hành là yếu tố quyết định tạo nên hương vị trong cách muối dưa hành miền bắc. Điều đặc biệt của món ăn này là bạn sẽ dùng mắm, đường, giấm để làm chín hành thay vì dùng muối như cách truyền thống.
Trong cách muối dưa hành miền bắc thì việc làm chín hành bằng các hỗn hợp nguyên liệu ở trên sẽ giúp hành trắng, giòn là bảo quản được lâu hơn.
Nước mắm muối hành bạn pha chế như sau: hòa tan 1 bát nước mắm với 2/3 bát đường, thêm 1 bát giấm, 2 bát nước vào rồi khuấy đều với nhau.
Tiếp sau đó, bạn mang hỗn hợp vừa pha xong đun sôi thêm với nước rồi để thật nguội. Để món ăn được tròn vị hơn, bạn nên chọn mua loại giấm gạo mới làm, thơm ngon.
Nên hạn chế sử dụng các loại giấm công nghiệp sẽ khiến cho món dưa hành trở nên gắt, lâu chín, vị hành không ngon.
Với cách muối dưa hành miền Bắc như thế này, chỉ khoảng sau 1 tuần là bạn có thể thưởng thức món ăn này rồi đấy.
Bước 3: Muối hành
Lau thật khô hũ đựng hành muối, tránh tình trạng hũ còn đọng nước sẽ làm món dưa hành muối bị váng, vừa mất thẩm mỹ mà hành lại nhanh hỏng.
Ngày nay có rất nhiều loại hũ nhựa tiện dụng cho việc muối dưa hành. Tuy nhiên có rất nhiều người vẫn ưa chuộng sử dụng hũ sành, sứ như cách muối dưa hành miền Bắc của ông cha từ xưa.
Xếp từng củ hành lần lượt vào hũ, có thể xen kẽ thêm riềng để món ăn được thơm ngon hơn. Nước mắm đường sau khi đã nguội, bạn trút vào hũ sao cho hành ngập trong nước.
Phần nước mắm nên cao quá hành khoảng từ 4-5 cm để tránh lớp hành phía trên bị thâm đen và không chín. Đậy kín hũ, bảo quản nơi khô ráo.
Với cách muối dưa hành miền bắc như thế này, chỉ khoảng sau 1 tuần là bạn có thể thưởng thức món ăn này rồi đấy.
Yêu cầu thành phẩm dưa hành muối: Ngay từ khi hành còn ở trong hũ, nước mắm muối hành không bị nổi váng trắng, bao quanh hành làm chất lượng hành muối không được đảm bảo.
Thực hiện đúng cách muối dưa hành miền bắc thì dưa hành phải đạt chuẩn trắng ngà, giòn, mùi thơm của hành hòa quyện cùng với mùi nước mắm.
Hành không có mùi lạ, không bị úng thước và chín đều, không còn thấy mùi hăng. Khi ăn sẽ cảm nhận được vị chua chua, vị cay nhè nhẹ nơi đầu lưỡi.
Nắm giữ bí quyết cách muối dưa hành miền bắc đúng chuẩn vị sẽ giúp cho chị em có thêm được kinh nghiệm cho bản thân.
Một vài lưu ý trong cách muối dưa hành miền Bắc để món ăn của bạn thơm ngon đúng vị nhé:
Tùy theo khẩu vị của mỗi người, khi làm nước mắm muối hành bạn có thể cho thêm khoảng nửa thìa cafe muối. Muối thêm vào sẽ khiến dưa hành đậm đà hơn, khi ăn không cần phải chấm thêm các loại gia vị khác nữa.
Khi món dưa hành bị mặn, bạn có thể chữa bằng cách sau: bóc lớp vỏ bên ngoài, chẻ hành làm đôi, rửa qua 1 lượt với nước đun sôi để nguội. Hành vớt ra để ráo, sau đó trộn với ít đường, ớt tươi hoặc tương ớt, riềng giã nhỏ để giảm vị mặn.
Nắm giữ bí quyết cách muối dưa hành miền bắc đúng chuẩn vị sẽ giúp cho chị em có thêm được kinh nghiệm cho bản thân. Bên cạnh đó, bạn có cơ hội thể hiện khả năng nấu nướng của mình với gia đình, bạn bè nhất là mỗi dịp Tết đến, xuân về.
Nhận xét
Đăng nhận xét