Lễ hội áo dài TP.HCM: Dấu ấn trong khôi phục kinh tế, du lịch và đời sống

Sáng 1/3, Sở Du lịch TP.HCM phối hợp với Hội liên hiệp Phụ nữ thành phố họp báo thông tin với báo chí về tổ chức sự kiện "Lễ hội áo dài TP.HCM lần thứ 8 năm 2022".

Theo đó, sự kiện "Lễ hội áo dài TP.HCM" năm nay có chủ đề "Tôi yêu áo dài Việt Nam", để vinh danh vẻ đẹp truyền thống, giới thiệu và quảng bá nét đặc sắc của áo dài đến với bạn bè quốc tế.

Họp báo thông tin báo chí sự kiện Lễ hội áo dài 2022

Đồng thời, sự kiện cũng đánh dấu bước ngoặt cho việc TP.HCM đang từng bước khôi phục lại du lịch, kinh tế và đời sống sau một năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Ông Lê Trương Hiền Hòa, Phó giám đốc Sở Du lịch thành phố cho biết, năm nay lễ hội áo dài TP.HCM sẽ có nhiều nét mới và có quy mô mở rộng ra ở nhiều địa điểm du lịch của thành phố.

Trong thời gian diễn các chương trình trong "Lễ hội áo dài TP.HCM lần thứ 8 năm 2022", công tác phòng chống dịch Covid-19 sẽ được ban tổ chức chú trọng và đặt lên hàng đầu, giúp người dân và khách du lịch an tâm hơn khi tham dự chương trình.

Lễ hội áo dài TP.HCM năm 2022 sẽ được khai mạc vào 19h ngày 5/3 tại Công viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sự kiện gồm 4 chủ đề chính: Cội nguồn, Thăng hoa, Hội nhập, Thành phố tôi yêu. Chương trình khai mạc sẽ được truyền hình TP.HCM (HTV) phát sóng trực tiếp trên nhiều nền tảng.

Sau lễ khai mạc sẽ có nhiều hoạt động hưởng ứng diễn ra như: Triển lãm và biểu diễn áo dài, các cuộc thi ảnh, cuộc thi vẽ tranh,...

Theo ban tổ chức, năm nay điểm mới của lễ hội sẽ có thêm cuộc thi vận động thiết kế áo dài với chủ đề "Áo dài vươn ra thế giới".

Qua 7 lần tổ chức, lễ hội áo dài TP.HCM đã trở thành một trong mười sự kiện văn hóa du lịch tiêu biểu của thành phố nhận được sự quan tâm đông đảo của người dân thành phố vào tháng 3 hằng năm.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Diễn biến NÓNG vụ án bà Phương Hằng: Viện kiểm sát trả hồ sơ, hàng loạt cái tên sắp phải 'đền tội'

Yoko Onsen Quang Hanh tung gói tắm khoáng nóng chỉ từ 600.000 đồng

Độc đáo lễ rước mặt nạ tuồng trên đất Cố đô Huế