Streamer 'vạ miệng' xúc phạm lãnh đạo nhà nước sẽ bị xử lý thế nào?
Những ngày gần đây, dư luận không khỏi bất bình trước đoạn clip một nữ streamer "vạ miệng", có những lời lẽ xúc phạm lãnh đạo nhà nước. Cụ thể, khi đọc được một bình luận khiếm nhã nói về những người hói, thay vì ngó lơ, cô này lại lấy một lãnh đạo cấp cao ra làm ví dụ với ngôn từ kém duyên.
Sáng 26/8, lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho biết đã giao Thanh tra Sở vào cuộc xem xét, xử lý đối với nữ streamer nêu trên. Cũng theo lãnh đạo này, quá trình xác minh phải thận trọng, chính xác, đúng pháp luật cả nội dung và trình tự thủ tục.
Một streamer nổi tiếng nhưng phải có phát ngôn bị cho "não tàn", hiện dư luận đang dấy lên làn sóng phẫn nộ. Trong số đó, không ít người thắc mắc về hướng xử lý.
Trả lời câu hỏi này, luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa - Luật sư X nêu rõ: Với xúc phạm danh dự nhân phẩm của một người thông thường, đây là một quyền được hiến pháp ghi nhận và bộ luật dân sự cũng ghi nhận rõ ràng quyền về danh dự nhân phẩm là quyền được phát sinh của mỗi cá nhân và được pháp luật bảo vệ. Chính vì vậy, khi xúc phạm danh dự nhân phẩm ở mức chưa bị khởi tố thì sẽ bị xử lý theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP với mức phạt 2-3 triệu đồng.
Nếu người bị xúc phạm không phải là người thông thường, mà đó là lãnh đạo của nhà nước thì mức xử phạt sẽ cao hơn, điều này được quy định tại Luật an ninh mạng 2018, Nghị định 15/2020/NĐ-CP.
Nghị định 15/2020/NĐ-CP Điều 102. Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin. 7. Phạt từ 50.000.000 đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau. a) Tuyên truyền, kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động mà chưa đến truy cứu trách nhiệm hình sự b) Cung cấp thông tin, hình ảnh vi phạm chủ quyền quốc gia; xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc mà chưa đến truy cứu trách nhiệm hình sự. |
Ngoài ra, nếu đủ yếu tố cấu thành tội danh trong pháp luật hình sự thì thường sẽ bị khởi tố theo điều 331 Bộ luật hình sự 2015. Cụ thể:
– Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
– Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Vị luật sư này nhận định, trong quá trình xử lý, để thể hiện sự bao dung, cùng tăng cường tính giáo dục, thì có thể xử lý theo dạng lập biên bản, để cảnh cáo, nếu như không áp vào các khung hình phạt.
Nhận xét
Đăng nhận xét