Du khách mê mẩn lạc lối bởi hương vị thơm ngon ở Lễ hội trái cây Nam bộ

Lễ hội trái cây Nam bộ là sự kiện văn hóa, du lịch diễn ra thường niên tại Khu du lịch Suối Tiên nhằm giới thiệu đến du khách nét đặc sắc, phong phú và đa dạng các chủng loại trái cây vùng miền trong cả nước.

Lễ hội năm naysẽ diễn ra từ ngày 1/6 - 31/8 do Công ty Cổ phần Du lịch Văn hóa Suối Tiên (KDL Suối Tiên) phối hợp Sở Du lịch và Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị thành phố tổ chức.

Lễ hội trái cây diễn ra với nhiều chương trình hấp dẫn

Lễ hội cũng là dịp tôn vinh những thành quả lao động trong lĩnh vực nông nghiệp của nhà nông và hướng đến mục tiêu mở rộng quy mô lễ hội vươn tầm khu vực Đông Nam Á, nhằm quảng bá du lịch TP.HCM đến du khách quốc tế.

Điểm nhấn của lễ hội năm nay là bộ sưu tập trái cây cao cấp, độc lạ, quý hiếm có nguồn gốc xuất xứ từ các nước trên thế giới được trồng tại nông trại Suoi Tien Farm với diện tích hơn 5 hecta.

Tại lễ hội còn có chợ trái cây đặc sản, hội thi nghệ thuật tạo hình bằng trái cây, hội thi trái ngon an toàn Nam bộ lần thứ 12, bộ sưu tập trái cây khổng lồ… Trong đó, hội thi trái ngon an toàn Nam bộ là sân chơi quen thuộc của bà con nhà vườn tại TP.HCM nói riêng và 21 tỉnh thành vùng Nam bộ nói chung.

Lễ hội diễn ra với nhiều hoạt động đặc sắc.

Qua 11 lần tổ chức, lễ hội trái cây đã nhận được sự quan tâm và dự thi nhiệt tình của bà con nhà vườn, hợp tác xã, doanh nghiệp từ khắp các tỉnh thành Nam Bộ, với tổng cộng 6.589 mẫu dự thi, của 4.960 nhà vườn tham gia.

Năm nay, sẽ có 9 chủng loại trái cây chia thành 22 giống dự thi gồm bưởi, cam, dứa, măng cụt, nhãn, sầu riêng, thanh long, xoài và mít.

Tính đến ngày 24/5, Ban tổ chức ghi nhận 365 nhà vườn thuộc 9 tỉnh thành đăng kí tham gia với 420 mẫu dự thi. Trong đó, nhiều nhất là măng cụt với 110 mẫu, cam với 70 mẫu, xoài 65 mẫu…

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Diễn biến NÓNG vụ án bà Phương Hằng: Viện kiểm sát trả hồ sơ, hàng loạt cái tên sắp phải 'đền tội'

Yoko Onsen Quang Hanh tung gói tắm khoáng nóng chỉ từ 600.000 đồng

Độc đáo lễ rước mặt nạ tuồng trên đất Cố đô Huế